Với người phương Đông nói chung và người Việt nam nói riêng tâm linh luôn là yếu tố quan trọng khi bắt đầu làm một việc nào đó như xây nhà, một công trình kiến trúc,… Và từ xưa đến nay ông cha ta luôn có quan niệm trước khi xây dựng cần phải cúng kiến thờ bái, cầu mọi điều tốt lành phù hộ làm ăn phát tài và an nên làm ra. Điều đó đồng nghĩa với việc cần phải tuân theo những nghi thức về phong thủy và nổi bật nhất phải kể đến đó là lễ khởi công & lễ động thổ.
Phân biệt lễ khởi công và lễ động thổ sẽ được GFs Event chỉ rõ và phân biệt sự giống và khác nhau để quý khách hàng có thể hiểu và gọi tên, sử dụng trong từng trường hợp phù hợp, chính xác nhất. Đặc biệt, sau khi phân biệt sự giống và khác nhau giữa lễ khởi công và lễ động thổ, quý khách hàng sẽ có cách tiến hành, chuẩn bị và tổ chức sự kiện của chính mình một cách chính xác và phù hợp nhất.
“Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành” là câu nói từ ngàn xưa mà ông bà ta luôn dạy dỗ con cháu trong việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống và văn hóa của dân tộc. Và Văn hóa tâm linh trong ngành xây dựng vốn góp phần tạo nên thành công của một công trình. Lễ khởi công và lễ động thổ là nghi thức cầu mong sự may mắn, thuận lợi trong quá trình xây dựng.
Vậy lễ khởi công & lễ động thổ có điểm gì giống và khác nhau? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua những chia sẻ dưới đây của GFs Event – Công ty tổ chức sự kiện có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức lễ khởi công & lễ động thổ.
Nội dung
Sự giống và khác nhau giữa lễ khởi công & lễ động thổ
Điểm giống nhau giữa lễ khởi công & lễ động thổ
Lễ khởi công & lễ động thổ là hai nghi thức cầu mong sự thuận lợi, mang lại may mắn cho gia chủ khi tiến hành công trình, xây nhà,… Đây là hai nghi thức mang tính chất tâm linh nhưng khi xét về mặt pháp luật và chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội thì hai nghi thức này cũng cần phải tuân theo quy định của pháp luật như:
Quy định chi tiết về điều kiện để tiến hành khởi công công trình như sau:
- Chủ đầu tư hay gia chủ phải có giấy phép xây dựng hợp lệ.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình.
- Phải có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Như vậy chủ đầu tư hay gia chủ phải đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật thì mới có thể tổ chức lễ khởi công một cách hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Và điều đó đồng nghĩa với việc nếu công trình của chủ đầu tư không được cấp phép xây dựng thì cũng không cần phải tiến hành lễ động thổ.
Điểm khác nhau giữa lễ khởi công & lễ động thổ
Theo quan niệm của tâm linh thì trên mỗi mảnh đất đều có sự cai quản của thần Thổ Địa do vậy công việc xây dựng ồn ào làm xáo trộn vị trí sẽ làm ảnh hưởng đến thần linh. Vì thế lễ động thổ và nghi lễ để xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó, mong các vị thần linh sẽ phù hộ cho quá trình xây dựng được thuận lợi.
Lễ khởi công được xem như một nghi lễ kính cáo với các vong linh, tổ nghề của mỗi đơn vị thi công mong các ngài phù hộ. Đối với các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn đến đất đai: phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,… và do các đơn vị khác nhau đều cần phải thực hiện nghi lễ này để cầu mong cho công việc của mình diễn ra thuận lợi, không gặp trở ngại nào.
Thông qua đây có thể thấy điểm khác nhau cơ bản nhất giữa lễ khởi công & lễ động thổ là về mục đích. Có những công trình sẽ kết hợp tính chất của cả hai lễ khởi công & lễ động thổ. Hiện nay trên thị trường có các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tổ chức lễ động thổ hay lễ khởi công thành công nhất.
Điểm khác cơ bản thứ nhất:
- Lễ khởi công là nghi thức kính cáo với tổ nghề, mong muốn phù hộ và đạt được nhiều may mắn.
- Lễ động thổ là nghi thức xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Khi tiến hành xây dựng sẽ ồn áo, náo nhiệt, gây ảnh hưởng đến nơi cư ngụ của các thần linh. Tổ chức buổi lễ nhằm mong muốn được các thần linh phù trợ và mọi việc được diễn ra suôn sẻ, thành công.
Điểm khác cơ bản thứ 2 là về thời gian tổ chức:
- Lễ động thổ được tổ chức sau khi công trình xây dựng được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp quản mảnh đất đó để xây dựng.
- Còn lễ khởi công được thực hiện khi công trình chính thức được xây dựng.
Hai buổi lễ này có thể tổ chức thực hiện cùng một thời điểm, tùy thuộc vào chủ đầu tư hay Doanh nghiệp mong muốn.
Tổ chức lễ động thổ cần lưu ý những gì?
Tổ chức lễ động thổ là nghi thức quan trọng khi xây nhà theo tín ngưỡng của người Việt, sự kiện này không phải ai cũng tổ chức theo một hình thức đúng đắn vì thế GFs Event sẽ đưa ra một vài lưu ý khi tổ chức lễ động thổ:
Cách xem ngày tốt để động thổ
Theo thuyết ngũ hành những quan niệm về thời gian và địa điểm có sự ảnh hưởng rất lớn đến nghi thức mang tính tâm linh vì vậy trước khi bắt đầu đào những bước thi công đầu tiên việc chọn ngày tốt để cúng động thổ là điều rất quan trọng.
Doanh nghiệp cần lưu ý chọn những ngày tốt như Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần và tránh những ngày xấu như Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phụ Ngoài ra cần cân nhắc việc chọn giờ để tiến hành cúng động thổ tốt nhất.
Cách xem tuổi động thổ
Tuổi tác cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm bởi nó cũng có ảnh hưởng đến sự kiện cần tổ chức. Khi xem tuổi nên tránh những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoàng Ốc – tuổi không nên làm nhà.
Trong trường hợp tuổi của gia chủ không phù hợp để xây dựng vào thời điểm hiện tại nhưng bắt buộc phải xây dựng thì cần tiến hành thủ tục mượn tuổi.
Khi mượn tuổi cần thủ tục gì?
Thủ tục mượn tuổi được tiến hành như sau:
- Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi và khấn cầu.
- Khi động thổ thì người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ.
- Trong khoảng thời gian làm lễ gia đình gia chủ nên tránh đi chỗ khác và khi làm xong lễ thì mới được về và làm những công việc như bình thường.
- Khi đổ mái người mượn tuổi cũng làm những thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng nên tránh đi chỗ khác trong quá trình làm lễ.
- Chủ nhà làm lễ nhập trạch.
“Nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới – ngôi nhà gia đình của doanh nghiệp mua lại hoặc tự xây dựng. Đây được xem là một nghi thức rất quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa đến nay.”
Trình tự lễ cúng động thổ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết thì gia chủ là người cần cuốc bổ những nhát đầu tiên trình với thổ thần xin được động thổ rồi mới cho thợ đào. Doanh nghiệp nên lưu ý là trước khi khấn bái phải thắp nhang vái bốn phương tám hướng rồi quay mặt vào mâm để lễ khấn.
Khi đã cúng xong, khi hương gần tàn hết thì gia chủ đốt giấy bạc và rải gạo, gia chủ động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng và ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất lại thật kỹ, sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Khi nhập trạch nếu doanh nghiệp mượn tuổi để xây nhà thì người được mượn tuổi phải làm mọi thủ tục như dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải tránh mặt khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên trong lúc làm lễ động thổ và khi hoàn thành xong thủ tục động thổ mới được trở về.
Có thể thấy rằng lễ động thổ là một trong những nghi thức rất quan trọng vì vậy cần phải được thực hiện đúng theo các nguyên tắc vốn có để mang đến sự thuận lợi cho quá trình xây dựng sau này.
GFs Event – Công ty tổ chức lễ động thổ chuyên nghiệp
GFs Event với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện đặc biệt là lễ động thổ & lễ khởi công với quy mô lớn nhỏ tự tin là công ty tổ chức sự kiện sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một buổi lễ chuyên nghiệp đúng theo nghi thức và đáp ứng tối đa theo các yêu cầu và mục đích của quý doanh nghiệp. Vì vậy hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình cùng với giá ưu đãi nhất nhé!