Tổ chức sự kiện tất niên gặp mặt đầu năm là một hoạt động vô cùng quan trọng, nó là cơ hội để doanh nghiệp tổng kết lại tất cả những gì đã làm được trong một năm qua đồng thời đây là cơ hội giúp cho doanh nghiệp tạo mối quan hệ thân thiết với đối tác, những vị khách hàng tiềm năng, những công nhân viên chức đồng hành với doanh nghiệp trong suốt thời gian qua. Chính vì thế kế hoạch tổ chức tiệc tất niên, tiệc gặp mặt đầu năm phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhất. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn để tổ chức tiệc tất niên gặp mặt thành công, chu đáo nhất.
Nội dung
Kế hoạch tổ chức sự kiện tất niên gặp mặt đầu năm:
1. Xác định mục đích của buổi lễ
Trước khi lên ý tưởng kịch bản bạn nên xác định rõ được mục đích mà buổi lễ hướng tới là gì? Đối tượng khách mời gồm những ai? Khi mà bạn đã xác định được mục đích thì quá trình xây dựng kịch bản, nội dung được hiệu quả hơn và đơn giản hơn rất nhiều.
2. Lên danh sách khách mời
Khách mời trong buổi lễ thường là lãnh đạo công ty, nhân viên và còn những vị khách hàng, đối tác thân thiết. Vấn đề ở đây là bạn cần phải có một danh sách cụ thể số người sẽ tham gia để lựa chọn điểm tổ chức phù hợp và có những ngân sách dự trù đúng đắn nhất.
3. Lựa chọn địa điểm tổ chức
Vấn đề lựa chọn địa điểm phụ thuộc vào mục đích, số lượng người trong buổi tổ chức sự kiện tất niên gặp mặt đầu năm. Thường các doanh nghiệp lựa chọn tổ chức trong nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị để tiện lợi cho quá trình tổ chức. Đôi khi bạn cũng có thể phá cách, lựa chọn một không gian tổ chức ngoài trời để thay đổi không khí, nhưng với địa điểm ngoài trời bạn nên sắp xếp trang trí sao cho hợp lý để tránh sự nhàm chán cho bữa tiệc.
4. Xây dựng kịch bản
Kịch bản tổ chức là yếu tố vô cùng quan trọng. Để buổi lễ được diễn ra thành công bạn phải lên một kịch bản chi tiết, độc đáo, đầy sự sáng tạo mang lại nhiều sự ấn tượng cho người tham gia.
5. Tiến hành tổ chức tiệc tất niên, gặp mặt đầu năm
Sau khi lên kịch bản xong cho buổi tổ chức tiệc tất niên, gặp mặt đầu năm thì bạn càn phải phần chia công việc cho từng nhóm, từng người một để phụ trách, tránh thiếu sót và những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Bạn nên hoàn thành công việc trước khi buổi lễ chính thức được diễn ra, để bạn có thời gian kiểm tra lại toàn bộ quá trình làm việc, để đảm bảo buổi lễ được diễn ra thành công nhất.
6. Kết thúc chương trình
Tặng quà cho những vị khách tham gia (nếu có).
Vệ sinh để trả lại mặt bằng cho địa phương, doanh nghiệp