Trong xây dựng, ngoài các lễ khởi công hay lễ động thổ ra thì một sự kiện cũng phổ biến không kém đó chính là lễ cất nóc. Lễ này đã có từ xa xưa, khi con người bắt đầu ý thức được vai trò của ngôi nhà đối với mỗi gia đình. Khi xây dựng một ngôi nhà nào đó, quan trọng nhất chính là phần xây móng nhà và cất nóc nhà. Một ngôi nhà không thể hoàn thiện nếu như không có phần nóc. Dân gian ta ngày xưa thường ví vai trò người cha như là “nóc nhà” (“Con không cha như nhà không nóc” hay “Nhà dột từ nóc”), điều đó cho thấy được vai trò của nóc nhà quan trọng như thế nào.
Lễ cất nóc là gì?
Lễ cất nóc (còn được gọi là Thượng Lương, trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” còn có nghĩa là Xà nhà) là sự kiện phổ biến trong xây dựng. Trước khi bắt đầu xây nhà, gia chủ sẽ đặt viên đá đầu tiên hoặc viên gạch đầu tiên để bắt đầu chuẩn bị xây cất. Trong xây dựng ngày nay, lễ cất nóc còn là thời điểm đổ trần lợp mái cho ngôi nhà, hoặc là ngày đổ bê tông sàn mái.
Trong dân gian, lễ cất nóc mang ý nghĩa rất lớn. Một phần người xưa luôn quan niệm nhà là nơi bền vững nhất, chắc chắn nhất, có thể che mưa che nắng. Vì thế nhất quyết không được để xảy ra sai sót khi bắt đầu đổ bê tông trần. Bởi vì nếu không thì trần sẽ bị rò rỉ và bị dột. Mà tâm lý người xưa thì nhà dột đồng nghĩa với vận mệnh sẽ không tốt.
Ý nghĩa của lễ cất nóc trong xây dựng
Cũng như các lễ khởi công động thổ trong xây dựng, lễ cất nóc được tổ chức với mục đích chính đó là cầu mong mọi điều may mắn, thuận lợi đến với công trình. Chính vì một ý nghĩa mang tính chất tâm linh như vậy nên gia chủ thường sẽ rất thành tâm trong buổi lễ này. Đồng thời, lễ cất nóc còn mang ý nghĩa tinh thần rất to lớn, việc buổi lễ diễn ra được suôn sẻ sẽ khiến cho tâm lý con người trở nên an tâm hơn. Và từ đó họ có thể bắt tay vào công trình với tâm lý được thần linh phù hộ mà dốc lòng thi công
Trước khi bắt đầu tiến hành lễ cất nóc, gia chủ hay là chủ đầu tư thường phải đi xem ngày, xem tuổi và tử vi để tính toán ra ngày giờ làm lễ cất nóc để suôn sẻ. Cụ thể, gia chủ cần chọn những ngày tốt như Hoàng Đạo, Sinh khí, Lộc Mã, Giải Thần và tránh những ngày xấu như Hắc Đạo, Sát Thủ, Thổ Cấm, Trùng Tang, Hùng Phục. Cùng với đó, các chủ đầu tư cần sắm sửa các lễ vật cúng bao gồm một mâm ngũ quả, gà cúng hoặc heo quay cúng, rượu, nước lã, gạo, muối,….và gia chủ còn phải học một bài cúng lễ cất nóc mới đầy đủ các thủ tục.
Những điểm khác nhau giữa lễ cất nóc, khởi công động thổ
Trong một công trình xây dựng, sự rằng buộc về các nghi thức là điều bắt buộc mà thầu xây dựng nào cũng nên có. Đó chính là các buổi lễ như cất nóc, khởi công động thổ. Đây là 2 nghi thức chính mà chúng ta thường thấy ở các công trình.
Về mặt ý nghĩa
Lễ cất nóc mang một màu sắc của sự may mắn sự bình yên thịnh vượng cho chủ đầu tư, chủ sở hữu sau này. Bên cạnh đó việc tổ chức buổi lễ còn thể hiện thông điệp về niềm tin may mắn, về sự thuận lợi cho chủ đầu tư, sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận. Và đặc biệt đó chính là niềm tin của khách hàng cho doanh nghiệp
Lễ khởi công là nghi lễ nhằm thông báo cho các vong linh, tổ nghiệp tại nơi xây dựng và mong muốn các linh thần phù trợ. Bên cạnh đó việc tổ chức lễ khởi công động thổ cũng là một thông điệp muốn thông báo đến tất cả mọi người về sự bắt đầu công trình cho đến khi hoàn thiện đưa vào sử dụng mang lại lợi ích tối đa cho con người và xã hội.
Ý nghĩa của lễ động thổ lại có xu hướng hướng tới vị thần thổ địa hay còn lại là quan thần linh nhằm xin phép và trình báo xây dựng trên mãnh đất đó. Với ước muốn được các vị quan thần linh chấp nhận và phù hộ đem lại sự may mắn cho quá trình xây dựng cũng như con người sẽ sống trên mãnh đất này được an cư, lạc nghiệp, vui vẻ và hạnh phúc.
Về địa điểm tổ chức
Thông thường để tổ chức lễ khởi công động thổ, chủ xây dựng thường tổ chức ngay trên mãnh đất sẽ hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Ngay tại thời điểm này sẽ không có bất cứ công trình nào được diễn ra trước khi hoàn thành buổi lễ.
Cũng ngay tại mãnh đất xây dựng này, lễ cất nóc được diễn ra nhưng lại ở một thời điểm sau lễ khởi công động thổ. Bởi vì khi thực hiện lễ cất nóc, công trình đã gần như hoàn thiện phần thô, tức đã đạt đến nóc nhà xây dựng. Thường buổi lễ sẽ được diễn ra ở nơi cao nhất công trình (nóc công trình).
GFs Event– Công ty tổ chức lễ cất nóc uy tín, chất lượng nhất
Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm thường xuyên tổ chức lễ cất nóc cho các công trình xây dựng của doanh nghiệp. GFs Event cam kết sẽ đem lại một buổi lễ cất nóc thành công nhất cho quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu tổ chức lễ cất nóc cho công trình của mình, hãy liên hệ ngay với GFs Event – Công ty tổ chức sự kiện để được tư vấn, báo giá nhé!
CÔNG TY GFs Event
Địa chỉ: 67/17B đường số 3, phường 9, Gò Vấp, Tp.HCM.
Hotline 0908.025.038 – Ms. Thắm
Email: thamphan@gfsevent.com
Website: gfsevent.com